Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ.
Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ.
Sáu năm đầu đời được coi là thời kỳ phát triển “vàng” đối với cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá nhân toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chú trọng. Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ.
Đặc trưng của giáo dục trải nghiệm
Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả. Nghĩa là giáo dục trải nghiệm không chỉ quan tâm đến kết quả của việc học đó ra sao mà quan trọng hơn là trẻ học như thế nào trong quá trình học tập đó. Như vậy, kết quả không phải là yếu tố quyết định tất cả về việc học mà cần quan tâm cả quá trình đi đến kết quả đó.
Học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có được xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có đó, kết hợp với những gì mà trẻ cảm nhận được bằng các giác quan để xây dựng, một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân trẻ chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì trẻ thấy.
Học tập trải nghiệm bao gồm các tương tác giữa con người với đối tượng. Nghĩa là kiến thức mà trẻ thu được không phải nhờ vào việc cô truyền thụ cho trẻ hay trẻ bị động, ngồi yên, mà cách duy nhất để học tập thông qua giáo dục trải nghiệm là trẻ phải chủ động, tích cực tiếp xúc, tác động tới môi trường đó.
Trong quá trình trải nghiệm, trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, giáo dục trải nghiệm đòi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng trải nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, giáo viên là người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu được quá trải nghiệm.
Môi trường trải nghiệm là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. Môi trường trải nghiệm phải khai thác được hết kinh nghiệm của trẻ; đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tượng trải nghiệm để trẻ có thể chủ động, tích cực tương tác với môi trường.
Tóm lại, giáo dục trải nghiệm là việc giáo viên tổ chức cho trẻ tương tác với đối tượng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của “trí óc” và “đôi tay”. Quá trình tổ chức trải nghiệm đó cần được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, việc trẻ tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó.
Tại trường mầm non Đồng Dương, giáo viên đã và đang dần đưa phương pháp giáo dục trải nghiệm đến với trẻ. Sau đây là một số hình ảnh hoạt động góc, hoạt động ngoài trời của trẻ theo hướng trải nghiệm:
Học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có được xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có đó, kết hợp với những gì mà trẻ cảm nhận được bằng các giác quan để xây dựng, một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân trẻ chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì trẻ thấy.
Học tập trải nghiệm bao gồm các tương tác giữa con người với đối tượng. Nghĩa là kiến thức mà trẻ thu được không phải nhờ vào việc cô truyền thụ cho trẻ hay trẻ bị động, ngồi yên, mà cách duy nhất để học tập thông qua giáo dục trải nghiệm là trẻ phải chủ động, tích cực tiếp xúc, tác động tới môi trường đó.
Trong quá trình trải nghiệm, trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, giáo dục trải nghiệm đòi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng trải nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, giáo viên là người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu được quá trải nghiệm.
Môi trường trải nghiệm là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. Môi trường trải nghiệm phải khai thác được hết kinh nghiệm của trẻ; đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tượng trải nghiệm để trẻ có thể chủ động, tích cực tương tác với môi trường.
Tóm lại, giáo dục trải nghiệm là việc giáo viên tổ chức cho trẻ tương tác với đối tượng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của “trí óc” và “đôi tay”. Quá trình tổ chức trải nghiệm đó cần được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, việc trẻ tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó.
Tại trường mầm non Đồng Dương, giáo viên đã và đang dần đưa phương pháp giáo dục trải nghiệm đến với trẻ. Sau đây là một số hình ảnh hoạt động góc, hoạt động ngoài trời của trẻ theo hướng trải nghiệm: